Ngày nay cuộc sống hiện đại bộn bề công việc
khiến chiếc máy rửa bát ngày càng được nhiều người tiêu dùng
ưa chuộng. Vậy để tìm được một chiếc máy rửa bát tốt, phù hợp với nhu cầu của
từng gia đình không phải ai cũng biết.
Cũng giống như nhiều thiết bị gia đình
khác, máy rửa bát có thể giúp các bà nội chợ tiết kiệm được khá nhiều thời gian
làm việc nhà nhưng giá cả lại khá đắt . Vì vậy, điều đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là
loại sản phẩm này thường phù hợp với những gia đình có kinh tế khá giả. Hiện
nay trên thị trường, máy rửa bát gia đình có 3 loại để lựa chọn, đó là loại
thiết kế âm, loại tủ đứng độc lập và loại để bàn.
Với loại thiết kế âm và tủ đứng độc lập, sự khác biệt nằm ở vị trí lắp đặt,
kích cỡ chuẩn là 60 cm chiều ngang và hầu hết các máy rửa bát phải được đặt
trong chiều cao tối thiểu là 86 cm, rửa tối đa 60 chiếc chén đĩa – cốc chén
cùng lúc hoặc chia làm hai ngăn để phân loại vật dụng rửa.
Ưu điểm: phù hợp với những gia đình có đông người hay trong những ngày lễ tết,
có sử dụng nhiều bát đũa.
Nhược
điểm: cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và chỉ phù hợp với gia đình có không
gian rộng. Còn đối với loại máy rửa bát loại để bàn: Đây là loại máy rửa bát có
hình dạng nhỏ gọn hơn hai loại trên, bề ngang dao động từ 30 - 45 cm
thường và chỉ có một ngăn. Sử dụng rửa tối đa khoảng 15 loại đồ dùng. Vì vậy loại
máy này chỉ dùng phổ biến cho những gia đình ít người.
Lựa chọn được chiếc máy rửa bát phù hợp thì vị trí đặt máy cũng là một vấn đề cần
được quan tâm. Vì vậy nơi đặt phải là nơi thuận tiện trong sinh hoạt, có thể vận
chuyển chén đĩa hoặc cấp thoát nước dễ dàng và không phải thay đổi kết cấu nhà
mỗi khi phải sắm thêm đồ đạc mới.
Công nghệ cấp cũng cần đặc biệt chú
ý, vì nước hiện đại sẽ giúp máy loại bỏ thực phẩm bám trên bát đĩa nhanh hơn
và sạch hơn.
Khi rửa bát cần gạt hết tất cả những thức ăn thừa trên bát, đĩa trước khi cho
chúng vào máy. Nên xếp bát đĩa nghiêng để máy rửa được sạch.
Một điều người tiêu dùng cũng cần chú ý là nên gom bát đĩa vừa đủ với dung lượng máy rửa bát để tiết kiệm chi phí, bởi mỗi
lần sử dụng thì lượng nước tiêu thụ khá nhiều. Cùng với đó, cũng không nên cho
xoong, chảo, dao, kéo, các vật dụng có cán bằng gỗ, dao, bát đĩa có nhiều hoạ
tiết vào máy, bởi nói có thể bị mờ hoặc có phản ứng hoá học phát sinh.
Ngoài ra, một số dụng cụ không nên cho vào máy rửa bát như:
- Bát đĩa có họa tiết trang trí trên men, vẽ bằng tay, các loại ly thủy tinh dễ
bị mờ hoặc trầy xước.
- Các loại tô, thìa, nĩa, vật dụng làm bếp… bằng gỗ có thể bị nứt khi ngấm nước
trong quá trình rửa bằng máy.
- Chai lọ có nhãn mác bằng giấy có thể bị bong ra và kẹt trong máy.
- Chảo chống dính có thể mất chất chống dính do ảnh hưởng lực rửa của máy.
- Tránh để các vật dụng bằng bạc,thép không gỉ sát nhau vì khi va chạm dễ bị
trầy xước.
Một lưu ý khi sử dụng các khay rửa hợp lý cho từng loại vật dụng:
- Khay rửa trên: Dùng rửa các loại cốc, tách,bát đĩa nhựa.Một số vật dụng làm
bếp nhỏ gọn , đặt nằm ngang để tránh cản trở hệ thống quạt rứa.nên xếp bát đĩa,
vật dụng gọn gang giữa các khay.
- Khay rửa dưới: Dùng rửa các loại tô, đĩa lớn hay vừa, xoong nồi.Xếp các vật
dụng nằm nghiêng cùng hướng hoặc úp ngược xuống. Các loại khay đựng, đĩa lớn
xếp cùng hướng theo hàng dọc.
- Khay rửa vật dụng nhà bếp: Dùng rửa các loại dao, nĩa, thìa….Xếp nĩa hường
lên trên, lưỡi dao quay xuống, thìa xen kẽ lên xuống. Như vậy, nước và chất tẩy
rửa dễ dàng rửa sạch bề mặt vật dụng.
Một mẹo nhỏ đó là bạn nên lấy bát đĩa ở khay dưới ra trước vì các vật dụng ở
khay trên chưa ráo nước nên có thể nhỏ nước xuống.
- Gạt hết tất cả những thức ăn thừa trên bát,đĩa trước khi cho chúng vào máy
- Đường ống cấp nước,và dẫn nước phải phù hợp,đúng tiêu chuẩn, kích thước đề ra
- Xếp bát đĩa nghiêng để máy rửa được sạch.
- Nên cho muối vào máy để bát đĩa được tiệt trùng hiệu quả nhất. Nếu máy sử dụng quá nhiều muối thì tức là Nắp đậy của bình chứa muối không chặt, mức đặt lượng muối trong máy cao, đặt không đúng.
- Cho bột rửa bát đúng tiêu chuẩn theo máy, cho nước làm bong sau cùng. Nếu xuất hiện nhiều bọt trong máy rửa bát tức là bạn dùng sai chất tẩy rửa, hoặc chất tẩy rửa dùng tay. Bạn phải dùng loại chuyên gia sử dụng cho máy rửa bát
- Nguồn điện vào máy đã bị cắt.
- Cầu chì của máy bị hỏng.
- Chưa nhấn nút On/Off.
- Chưa nhấn nút start/smiddle.
- Cửa máy rửa bát chưa đóng. Với Model máy có màn hình hiển thị sẽ báo lỗi
F01 hoặc 1 tiếng bíp với Model máy không có màn hình hiển thị.
Không có nước vào máy khi máy đã hoạt động
- Đường nước cấp cho máy bị khóa.
- Cặn bẩn bám vào lưới lọc (chỗ van từ).
- Khắc phục bằng cách mở khóa nước, vệ sinh lưới lọc. Với Model có màn hình
hiển thị sẽ báo lỗi F02 hoặc 2 tiếng bíp với Model không có màn hình.
Máy rửa bát không xả
- Do van xả bị tắc hoặc van xả không được cấp nguồn.
- Khắc phục bằng cách kiểm tra và vệ sinh van xả. Với model máy có màn hình
- Máy lắp đặt chưa đúng cách.
- Tay phun nước bị chạm vào đồ rửa.
Đồ rửa không sạch
- Không có đủ chất rửa hoặc chất đánh bóng.
- Nắp đậy của ngăn đựng muối chưa đóng chặt
- Ngăn đựng muối chưa có muối hoặc nước.
- Thiết bị làm mềm nước cứng không được điều chỉnh cho chế độ nước cứng.
- Bạn đang sử dụng nước tẩy rửa không có phốt phát. Hãy sử dụng chất tẩy rửa có chứa phốt phát.
Đồ rửa không khô.
- Không có chất làm bóng.
- Điều chỉnh chất làm bóng không đúng mức.
- Đồ rửa được lấy ra khỏi máy rửa bát qua sớm.
- Chọn chương trình rửa không thích hợp.
Đồ rửa là thủy tinh hoặc pha lê bị màu trắng đục hoặc có vết xước
- Chúng không tương thích với nhau.
- Chất rửa không thích hợp.